Trường Mẫu giáo Phước Lại

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN ĐẾN PHHS

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG TRÁNH CONG VẸO CỘT SỐNG
 
- Cong vẹo cột sống là những biến dạng của cột sống, làm lệch hình thân thể:
- Có rất nhiều nguyên nhân:
+ Do bệnh cơ, do bệnh thần kinh, do những bất thường bẩm sinh của đốt sống và cột sống, do loạn dưỡng xương, do chấn thương v.v…
+ Do ngồi học không đúng tư thế (ngồi học không ngay ngắn, nằm, cúi, nghiêng khi học bài).
+ Kích thước bàn ghế không phù hợp (quá cao hay quá thấp, quá chật thiếu chỗ ngồi học).
+ Lao động quá nặng, quá sớm, bế cắp nách em bé, đeo cặp sách quá nặng, không đều hai bên vai hoặc cắp cặp vào nách.
+ Do trẻ mắc các bệnh liên quan đến cột sống, thể trạng học sinh kém do ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm.
- Cong cột sống có 3 dạng:
+ Gù: Đoạn cột sống ngực uốn cong quá nhiều về phía sau.
+ Ưỡn: Đoạn cột sống thắt lưng uốn cong quá nhiều về phía trước.
+ Còng: Đoạn cột sống ngực uốn cong quá nhiều về phía sau và đoạn cột sống thắt lưng mất độ cong sinh lý.
- Vẹo cột sống: Nhìn từ phía sau cột sống lệch sang bên trái hoặc bên phải thường gặp 2 dạng:
+ Vẹo đều sang bên trái hoặc bên phải chỉ có 1 đoạn cong.
+ Vẹo với 2 đoạn cong đối lập nhau.
* Ảnh hưởng:
- Gây lệch trọng tâm cơ thể làm học sinh ngồi học không được ngay ngắn, gây cản trở cho việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung dẫn đến ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập.
- Gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển khung chậu đặc biệt đối với bạn nữ ảnh hưởng đến sinh nở sau này.
- Cơ thể lệch vai không cân đối, bước đi không đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Đối với những trẻ có nguyện vọng vào trường công an, quân sự, múa... bị loại từ vòng sơ tuyển.
* Các biện pháp phòng tránh cong vẹo cột sống:
- Bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc của học sinh: Chiều rộng của mặt ghế phải rộng hơn xương chậu 10cm. Chiều sâu của mặt ghế bằng 2/3 chiều dài của đùi. Chiều cao của mặt ghế phải bằng chiều cao của cẳng chân cộng với chiều cao của bàn chân và chiều cao của giày dép.
- Ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế, sau mỗi giờ học đi ra chơi thư giãn, hít thở không khí trong lành.
- Không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có 2 quai, khi sử dụng phải đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về 1 phía.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, tránh suy dinh dưỡng còi xương.
- Phòng chống các bệnh mắc phải có thể gây cong vẹo cột sống: Bệnh bại liệt, lao cột sống...
* Duy trì chế độ học tập, sinh hoạt hợp lý:
- Không nên ngồi học, xem ti vi quá lâu, giữa các giờ học (khoảng 35-45 phút) học sinh phải có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giảm gánh nặng thể chất, tăng cường hoạt động vận động ngoài trời.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn nhất là các bữa chính. Đặc biệt cần quan tâm đến các thực phẩm có nhiều can xi và vitamin D, đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển.
+ Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết theo từng lứa tuổi.
* Khám định kỳ phát hiện cong vẹo cột sống:
+ Khám cong vẹo cột sống định kỳ sẽ giúp cho việc phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có thể có cách xử trí và kiến nghị phòng chống kịp thời.
- Hy vọng sau buổi tuyên truyền này, phụ huynh sẽ có thêm nhiều kiến
thức và thực hiện tốt hơn nữa việc phòng tránh các bệnh gây cong, vẹo cột sống để không làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và sức khỏe của con em mình.
XIN KÍNH MỜI QUÝ PHỤ HUYNH CÙNG TÌM HIỂU 5 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẦM NON TỪ ĐÓ ÁP DỤNG CÁCH NUÔI DẠY TRẺ PHÙ HỢP.
* Lĩnh vực thể chất:
+ Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, đủ chất cho trẻ mỗi ngày. Phụ huynh nên bổ sung thêm một số loại vitamin, chất khoáng cần thiết để giúp trẻ tăng cường đề kháng, phát triển toàn diện.
+ Nên dành nhiều thời gian đưa trẻ đi chơi, khám phá mọi thứ xung quanh như: Ba mẹ cho trẻ đi công viên, bể bơi, trung tâm vui chơi,… để trẻ thoải mái vận động, đồng thời làm quen nhiều bạn mới.
+ Cho trẻ tham gia các khóa học bơi ngắn hạn, phù hợp với độ tuổi hoặc có thể đầu tư hồ bơi mini tại nhà.
+ Cho trẻ tham gia luyện tập các bài tập thể dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ và dạy trẻ tập thể dục hàng ngày nhằm hình thành thói quen tập thể dục từ nhỏ cho trẻ. Ngoài ra ba mẹ cũng có thể khuyến khích con làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi. Việc này không chỉ giúp trẻ rèn luyện thể chất mà còn tăng tinh thần trách nhiệm, rèn tính tự lập ở trẻ và tăng gắn kết gia đình.
* Lĩnh vực nhận thức.
- Trẻ trong độ tuổi mầm non, đã có nhận thức sơ bộ về mọi thứ xung quanh. Vì vậy, ba mẹ cần hết sức chú ý đến cách hành xử của mình. Ba mẹ chính là tấm gương phản chiếu của trẻ, từng hành động, cử chỉ và lời nói đúng mực của ba mẹ, trẻ sẽ nhìn thấy và bắt chước, muốn trẻ là hình ảnh tốt thì ba mẹ phải là những tấm gương tốt cho trẻ noi theo, đồng thời đưa ra những hướng dẫn cụ thể để trẻ dần thích nghi và hình thành nhận thức sâu sắc về một vấn đề, khía cạnh trong cuộc sống.
- Hướng dẫn trẻ mầm non nhận biết được các bộ phận, các đồ vật quen thuộc trong nhà, các loại rau củ quả,…
- Hỗ trợ trẻ nhận biết các con số và mặt chữ.
- Dạy trẻ cách nhận biết thời tiết để lựa chọn trang phục cho phù hợp, biết được khi nào nên mang theo ô, khi nào nên đội mũ rộng vành, khi nào phải mặc áo ấm,…
- Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được các loài động vật dựa trên đặc điểm ngoại hình, tiếng kêu, nơi sinh sống,…
* Lĩnh vực ngôn ngữ.
- Trẻ mầm non là giai đoạn rất thích hợp để giúp trẻ phát triển vốn từ vựng phong phú, cách diễn đạt câu phù hợp và có kỹ năng giao tiếp tốt với người lớn và bạn bè.
- Ba mẹ cần dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng trẻ, tránh việc cho trẻ xem ti vi và điện thoại quá nhiều, trẻ thường xuyên xem điện thoại và ti vi, dẫn đến việc trẻ bị rối loạn ngôn ngữ hoặc ngồi nói chuyện một mình với ti vi và điện thoại.
Mục tiêu của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non còn là:
+ Tăng sự tự tin cho trẻ mầm non khi giao tiếp với bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn hoặc trước đám đông.
+ Trẻ có ngôn ngữ tốt có thể nói chuyện với người khác một cách thoải mái, tự tin mà không cần ba mẹ cạnh bên.
+ Giúp trẻ nhận thức được sắc thái của người đối diện trong quá trình giao tiếp.
+ Kỹ năng ngôn ngữ tốt sẽ giúp trẻ biết cách bày tỏ cảm xúc qua lời nói, biết lắng nghe, an ủi người khác.
* Lĩnh vực tình cảm kỹ năng xã hội.
- Trẻ mầm non rất dễ bộc lộ cảm xúc chân thật trong những tình huống cụ thể. Ba mẹ cần chú ý giáo dục các kỹ năng cho trẻ như kỹ năng hợp tác, kỹ năng ứng xử biết nói cảm ơn và xin lỗi, kỹ năng lắng nghe và chia sẻ, kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ năng phòng tránh nguy hiểm,…để trang bị cho trẻ hành trang bước vào đời.
Cách để phát triển lĩnh vực tình cảm cho trẻ mầm non là:
+ Thường xuyên trò chuyện, gần gũi, tâm sự với trẻ.
+ Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, vui chơi,… để tạo tình huống, nhân cơ hội đó hướng dẫn trẻ kiềm chế cảm xúc và có hành vi phù hợp.
* Lĩnh vực thẩm mỹ.
Một số cách ba mẹ có thể áp dụng để trẻ rèn luyện tư duy thẩm mỹ là:
+ Cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ thuật, ví dụ như hội họa, đọc thơ, kể chuyện, ca hát, diễn kịch, múa, nhảy,…
+ Dạy trẻ cách quan sát vẻ đẹp từ thiên nhiên và khám phá thiên nhiên đúng cách, không làm mất đi vẻ đẹp vốn có của cảnh quan.
Trên đây là 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh nuôi dạy trẻ đúng cách và phù hợp.
Tác giả: TRƯỜNG MẪU GIÁO PHƯỚC LẠI Nguồn: TRƯỜNG MẪU GIÁO PHƯỚC LẠI